Câu 1: Mục đích , ý nghĩa , các tính chất an toàn lao động  ? Cho 1 ví dụ về tính chất khoa học cảu an toàn lao động

Mục đích của

  • bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất;
  • tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Ý nghĩa: Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động, quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Ý nghĩa nhân đạo: bảo vệ người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ.

.Tính chất:

  • Tính chất khoa học kỹ thuật Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, ph.ng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều dựa trên các cơ sở khoa học kỹ thuật.
  • Tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước.
  • Tính chất quần chúng: BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn x. hội. V. thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng

Câu 2 : Các khái niệm cơ bản về an toàn lao động

Câu 3: ảnh hưởng của vi khí hậu trong lao động sản xuất cộng nghiệp tới cơ thể con người . cho ví dụ cụ thể về các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu?

Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng:

  • Biến đổi sinh lý: Thân nhiệt ở 38,5OC được coi là nhiệt báo động, có nguy hiểm, sinh chứng say nóng

Mất nước : bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng, choáng, mạch nhỏ, thở nông.

Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh: cơ thể mất nhiệt đọ nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm tiêu thụ oxy tăng và gây hiện tượng nổi da gà, tê cóng chân tay , vận động khó khăn xuất hiện một số bệnh thần kinh , khớp , phế quản, hen.

Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt: ·

Tia hồng ngoại: gây chứng say nắng , gây bong da, giảm thị lực, đục nhân mắt

Tia tử ngoại gây các bệnh về mắt như phá hủy giác mạc giảm thị lực , bong da, ung thư da

Biện pháp kỹ thuật:

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như : điều khiển từ xa quan sát từ xa, tự động hóa , tăng chiều dày lớp cách nhiệt, dùng các màn chắn nhiệt, làm nguội vỏ thiết bị bằng nước, hơi nước

Câu 4: ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp gây cho con người cảm giác khó chịu. Âm thanh được đánh giá qua cường độ âm, đv dB

Tiếng ồn làm rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim, bị đau dạ dày và cao huyết áp. Khi chịu tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Làm việc lâu trong môi trường ồn thì sau khi thôi làm việc phải mất một thời gian dài thính giác mới trở lại bình thường. Nếu tác dụng tiếng ồn lặp lại nhiều lần, lớn hơn 70dB thì không còn nghe tiếng nói của người với nhau nữa

Rung động gây rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến sinh dục nam – nữ, rối loạn hệ thần kinh, gây viêm khớp, vôi hóa các khớp.

. Biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động:

– Khi xây dựng nhà máy cần có khoảng cách hợp lý,

– trồng cây xanh bỏa vệ

– giảm tiếng ồn và rung động khi phát sinh

– bố trí nơi gây ồn ở cuối hướng gió, cách âm – chắn âm

-điều khiển từ xa đối với thiết bị quá ồn.

– dung máy móc co chất lượng cao thay thép bằng chất dẻo

– bọc các thiết bị chịu rung động bằng vật liệu hút và giảm rung như cao su, vòng, xốp , chất dẻo, matit đặc biệt

– Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ.

-Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng hợp lý.

-Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như nút bịt tai, che tai, bao ốp tai để giảm tiếng ồn, sử dụng gang tay có đệm đàn hồi, giày có đế chống rung để hạn chế rung động,…

Câu 5 các đặc tính của hóa chất độc hại , tác hại , biện pháp, ví dụ

-Tính độc hại của các loại hóa chất phụ thuộc vào các loại hóa chất , nồng độ, thời gian trong môi trường mà người lao dộng trực tiếp tiếp xúc với nó

– các chất dộc càng dễ tan vào nước thì càng dễ độc

– trong môi trường có thể co nhiều hóa chất độc hại nồng độ của từng chất ít nhưng nồng độ của các chất độc cùng loại có thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây trúng độc cấp tính hay mãn tính

Tác hại :

  • Chất gây bỏng kích thích da, niêm mạc như axit đặc, kềm
  • Các chất kính thích đường hô hấp và phế quản như hơi clo, NH3, SO3, NO.
  • Các chất làm cho ng bị ngạt do loãng hk khí như CO2, C2H5, CH4, N2 CO
  • Các chất độc với hệ thần kinh như rượu, xăng, H2S, CL2
  • Các chất độc với cơ quan nội tạng và tổn thương cho hệ tạo màu như chì , thủy ngân, mangan
  • Nhiễm độc chì xảy ra khi in ấn , làm ắc quy
  • Nhiễm độc thủy ngân và các hợp chat của nó như thuốc giun , lợi tiểu, trừ sâu thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hóa, da

Biện pháp:

  • Hạn chế dung hóa chất độc hại
  • Tự động hóa quá trình sản xuất
  • Các hóa chất phải bảo quản trong phòng kín, phải có nhãn rõ rang
  • Cấm để thức ăn, thức uống và hút thút thuốc gần khu vực sản xuất
  • Tổ chức và sản xuất hợp lý
  • Phải trang bị dụng cụ hổ trợ lao động
  • Xử lý chất thải khi đổ ra ngoài
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Phải có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
  • Vệ sinh cá nhân , giữ gìn cơ thể sạch sẽ

Câu 6 : vì sao phải phòng chống bụi, biện pháp

Vì Bụi Ảnh hưởng đến da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose

Các biện pháp phòng chống:

  • Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất phát sinh bụi.
  • Thay đổi biện pháp công nghệ như vận chuyển bằng hơi, dùng máy hút, làm sạch bằng nước thay cho việc phun cát.
  • Bao bọc kín thiết bị hoặc cả dây chuyền sản xuất nếu cần thiết.
  • Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi.
  • Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân; dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mặt nạ, khẩu trang,…)

(3.4.Lọc bụi trong sản xuất công nghiệp: Ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, lượng bụi thải vào môi trường không khí rất lớn (nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy luyện kim,…). Để làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường, ta phải tiến hành lọc sạch bụi đến giới hạn cho phép, ngoài ra cũng có thể thu hồi các loại bụi quý. Để lọc bụi, người ta sử dụng nhiều thiết bị lọc bụi khác nhau tùy thuộc vào bản chất các lực tác dụng bên trong thiết bị, người ta phân ra các nhóm chính sau: – Buồng lắng bụi: Quá trỉnh lắng xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. – Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính: Lợi dụng lực quán tính khi thay đổi chiều hướng chuyển động để tách bụi ra khỏi dòng không khí. – Thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm: Dùng lực ly tâm để đẩy các hạt bụi ra xa tâm quay rồi chạm vào thành thiết bị, hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống dưới đáy. – Lưới lọc bằng vải, lưới thép, giấy,)

Câu 7: Ánh Sáng

 

Quan hệ giữa chiếu sáng và sự nhìn của mắt người

  • Khi chuyển từ quá sáng qua quá tối hoặc ngược lại cần có thời gian thích nghi khoảng 15-20 phút để mắt thích nghi nhìn thoáng từ sáng tối và ngược lại từ 8-10 p
  • Quá trình nhận biết một vật của mắt hk xảy ran gay lập tức mà phải qua một t/g nào đó

Kỹ Thuật:

  • Chiếc sáng tự nhiên : ánh sáng mặt trời là ánh sáng có sẳn thích hợp và có tác dụng tốt về mặt sinh lý đ/v con ng song hk ổn định và phụ thuộc vào thời tiết , điều kiện bố trí
  • Chiếu sáng nhân tạo ( chiếc sáng dung điền điện ): khi chiếu sáng điện cho sản xuất cần có cơ chế thích hợp, dùng điện thì chủ động nhưng tốn kém

Câu 8: vì sao phải thông gió , biện pháp, vd 1 biện pháp lọc sạch khí hậu

Chống nóng: Nhằm mục đích đưa không khí mát, khô ráo vào nhà và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu. Tại những vị trí thao tác với cường độ cao, những chỗ làm việc gần nguồn bức xạ nhiệt có nhiệt độ cao, người ta bố trí những hệ thống quạt với vận tốc gió lớn (2-5m/s) để làm mát không khí.

  • Khử bụi và hơi độc: ở những nơi có tỏa bụi hoặc hơi, khí có hại, cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời đưa không khí sạch từ bên ngoài vào để bù lại phần không khí bị thải đi. Trước khi thải, có thể cần phải lọc hoặc khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm xung quanh. Các Biện pháp thông gió:
  • Thông gió tự nhiên: là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra ngoài được thực hiện nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió tự nhiên.

(Dựa vào nguyên lý không khí nóng đi lên còn không khí nguội xung quanh đi vào thay thế, người ta thiết kế vào bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo lá chớp khép mở được, làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa,… để thay đổi được đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió vào, ra)

  • Thông gió nhân tạo: là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong thực tế, người ta thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống thông gió hút ra.

Câu 9 : nguyên nhân, tác hại

(• Tai nạn điện có thể chia thành 3 hình thức:

– Tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc thiết bị có dòng điện đi qua.

– Tiếp xúc bộ phận kim loại của thiết bị điện hoặc thân máy mà bộ phận cách điện bị hỏng.

– Tai nạn do điện áp của dòng rò trong đất.

– Ngoài ra, cũng phải kể đến một hình thức nữa là do sự làm việc sai lầm của người sửa chữa như bất ngờ đóng điện vào thiết bị ở đó có người đang làm việc.

  • Các nguyên nhân:

– Hư hỏng thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị tắt mở máy.

– Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.

– Thiếu các thiết bị, cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu.

– Tiếp xúc các vật dẫn điện không có nối đất.

– Bố trí không đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị.

– Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất.

– Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng tay cách điện, thảm cao su, giá cách điện.)

Tác hại của dòng điện đv con ng

  • Gây nên các phản ứng sinh lý phức tạp như hủy hoại thần kinh làm tê liệt cơ thịt hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu
  • Gây tai nạn cho con ng ( phụ thuộc vào điện áp mà ng  chạm vào và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất)
  • Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện trở và đường đi của dòng điện qua cơ thể con ng, t/g t/d và tình trangjk sức khỏe con ng

Điện trở của ng

  • Điện trở của ng có thể thay đổi
  • Điiện trở của ng phục thuộc nhiều vào chiều dày lớp sừng da, trạng thái thàn kinh của ng , nếu mất lớp sừng trên da thì điiện trở giảm xuống đáng kể
  • Điện trở ng giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị đốt nóng

ảnh hưởng của trị số điện giật

  • Dòng điện chính là nhân tố vật lý trực tiếp gây tổn thương khi bị điện giật, còn điện trở của thần kinh , điện áp đặt vào ng chỉ là đại lượng làm biến đổi trị số dòng điện mà thôi
  • Tác dụng của dòng điện lên cơ thể phụ thuộc vào trị số. những trị số trên được rút ra từ các trường hợp tai nạn thực tế với pp đo lường tinh vi và chính xác

 

Câu 10 : các loại chấn thương do điện , nơi co nguy cơ tai nạn và cách phòng tránh

Câu 11: vì sao phải chống sét, phạm vi bảo vệ cột thu lôi

Câu 12: các biện pháp an toàn điện

Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định:

– Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.

– Phải chịu đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn.

– Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.

– Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.

– Phải thường xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.

Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn điện sau:

* Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn

– Đảm bảo cách điện của thiết bị điện.

– Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.

– Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.

– Sử dụng tín hiệu, biển báo, khoá liên động.

* Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm

– Thực hiện nối không bảo vệ.

– Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế.

– Sử dụng máy cắt điện an toàn.

– Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ.

Phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện cho người khi làm việc

– Phương tiện cách điện, tránh điện áp (bước, tiếp xúc, làm việc) gồm: sào cách điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giày cao su, ủng cao su, đệm cách điện cao su.

– Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện.

– Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời, hàng rào, bảng báo hiệu.

– Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng của hồ quang, mảnh kim loại bi nung nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, găng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc.

Cấu tạo một số phương tiện bảo vệ cách điện: Sào cách điện, Giày ống Kìm cách điện, Ủng điện môi, Găng tay điện môi ,Đệm và thảm cao su

Câu 13: biện pháp xử lý khi có tai nạn điện

Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

– nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần nhanh chóng ngắt nguồn điện tại vị rí cầu dao áp tômat , cầu chì nếu hk thể cắt nhanh nguồn điện thì dùng vật cách điện để gặt điện ra khỏi nạn nhân

– cắt nguồn điện dẫn tới nơi xảy ra tai nạn

Làm hô hấp nhân tạo

  • Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện.
  • Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng …), lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn.

Thao tác theo trình tự:

– Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằnh cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.

– Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.

– Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi

– Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em.

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực

– Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim.

–  Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân.

-Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.

-Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4-6 lần.

-Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định.

-Để kiểm tra nhip tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2-3 giây.

– Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ… cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân.

-Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục.

-Chống chỉ định xoa bóp tim ngoài lồng ngực trong những trường hợp: có vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu ngoài màn phổi, khí thủng phổi

Câu 14 nguyên nhân gây tai nạn của các thiết bị lực, biện pháp

Nguyên nhân gây tai nạn

Nguyên nhân gây tai nạn trong gia công nguội

  • Do các dụng cụ cầm tay va chạm vào người (vô ý hoặc cố tình bất cẩn)
  • Do các máy móc đơn giản có kết cấu không đảm bảo bền, thiếu cơ cấu an toàn
  • Do gá, kẹp các chi tiết không chắc chắn, không đúng kỹ thuật
  • Do động tác và tư thế thao tác không đúng
  • 2.Nguyên nhân gây tai nạn trong gia công cắt gọt
  • Do tốc độ cao làm phoi ra nhiều và liên tục, thành dây quấn vào người hoặc thành miểng văng ra xung quanh
  • Do phoi có nhiệt độ cao hoặc phoi cứng bắn vào người
  • Do lắp không chắc, mũi khoan văng ra
  • Do thiếu bền chắc, đá mài vỡ và văng ra
  • Do các bộ phận cơ thể chạm vào hoặc quần áo không gọn gàng bị cuốn vào máy.
  • 3.Nguyên nhân gây tai nạn trong hàn – cắt kim loại
  • Do giật khi hàn điện
  • Do hồ quang hàn làm bỏng da, đau mắt
  • Do cháy nổ bởi ngọn lửa hàn – cắt
  • Do que hàn cháy sinh ra khí độc và bụi như CO2, bụi silic, bụi mangan, bụi oxit kẽm
  • Do hàn – cắt ở những nơi nguy hiểm như trong ống, trên cao,…
  • 4.Nguyên nhân gây tai nạn trong gia công áp lực
  • Do quá trình cán, rèn, dập ở trạng thái nóng gây bỏng
  • Do bất cẩn trong sử dụng búa, kềm,…
  • Do kẹp phôi không chắc hoặc kẹp không đúng vị trí gây bung rơi, văng ra
  • Các biện pháp an toàn
  • 1.An toàn trong thiết kế máy & trang thiết bị
  • Máy thiết kế phải phù hợp với thể lực và đặc điểm của người sử dụng
  • Máy thiết kế phải tạo được tư thế làm việc thoải mái, tránh gò bó à nhanh mỏi mệt
  • Hình thức, kết cấu, màu sơn của máy nên chọn cho có tính thẩm mỹ, phù hợp tâm sinh lý NLĐ, tạo cảm giác dễ chịu khi làm việc, dễ phân biệt khi sử dụng.
  • Các bộ phận phải dễ kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng, trọng tâm phải chuẩn, giá đỡ phải vững chắc
  • Phải có các cơ cấu bao che, tự ngắt, phanh, hãm, các cơ cấu an toàn, đồng hồ chỉ báo,…
  • 2.An toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy
  • Đảm bảo an toàn khi di chuyển, tháo lắp và kiểm tra sau khi tháo lắp.
  • Việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất đều phải báo cho đốc công biết; chỉ những công nhân đã được huấn luyện và có kiến thức mới được sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị.
  • Trước khi sửa chữa phải ngắt điện, tháo đai truyền khỏi puli và treo bảng “Cấm mở” trên cơ cấu mở máy.
  • Tuyệt đối không dùng vì kèo, cột, tường nhà để neo, kích, kéo,… khi tháo dỡ hoặc lắp đặt thiết bị.
  • Sửa chữa máy cao hơn 2m phải dùng dàn giáo có sàn công tác, thang và tay vịn chắc chắn.
  • Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, phải kiểm tra các đầu nối, các van phải đóng mở dễ dàng.
  • Thử máy: không tải, tải nhẹ, quá tải an toàn.
  • 3.An toàn khi gia công nguội
  • Bàn nguội phải phù hợp kích thước quy định:
  • Khi làm việc 1 phía: tối thiểu 750 mm
  • Khi làm việc 2 phía: tối thiểu 1300 mm
  • Chiều cao: 850 – 950 mm
  • Bàn nguội 2 phía phải có lưới cao tối thiểu 800mm chắn ở giữa, mắt lưới tối đa 3x3mm
  • Khoảng cách giữa 2 êtô trên 1 bàn tối thiểu 1m
  •  Khi mài mũi khoan, dao tiện phải theo đúng góc độ kỹ thuật quy định 3.4.An toàn khi gia công áp lực
  • Cán búa phải bằng gỗ, thớ dọc, khô, dẻo, không có mắt và vết nứt.
  • Dụng cụ rèn tự do phải dài tối thiểu 150mm Ống khí nén phải phù hợp kích thước khớp ống và áp suất công tác.
  • Di chuyển các phôi rèn lớn phải cơ giới hóa Kiểm tra định kỳ các bộ phận máy chịu áp lực
  • Không dùng tay để cấp phôi đối với máy đột dập tự động.
  • 5.An toàn khi hàn – cắt kim loại Hàn điện:
  • Cần có mặt nạ che và áo quần bảo hộ chuyên dùng
  • Không hàn gần những nơi / vật dễ bắt lửa
  • Phải thông gió tốt. Nếu hàn ở nơi kín phải có người canh chừng
  • Trước khi hàn phải cạo sơn, lau mỡ, làm sạch tối thiểu 50mm hai bên đường hàn
  • Không hàn các vật đang có áp lực
  • Đối với bình chứa chất dễ cháy, phải rửa sạch trước khi hàn và lúc hàn phải mở nắp
  • Công nhân hàn trên cao phải có dây bảo hiểm. Khi cắt các cấu kiện trên cao, phải buộc chặt phần cắt để tránh rơi xuống gây tai nạn
  • Máy hàn phải có bao che, cách điện, nối đất, tránh bị ướt nước
  • Phải bố trí dây cáp hàn gọn gàng, tránh gây vướng cho người qua lại
  • Phải đặt máy vững chắc và kiểm tra toàn bộ trước khi tiến hành làm việc
  • Hàn khí:
  • Kiểm tra hạn sử dụng của các bình chứa khí, kiểm định an toàn, kiểm tra trên bình có các vết nứt, lõm, khuyết tật không, kiểm tra van có vặn chặt không, có đóng mở dễ dàng không
  • Không để bình khí gần nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa
  • Khi mở van, công nhân không đứng đối diện van
  • Tránh va đập các bình khí gây ma sát mạnh phát tia lửa
  • Không bố trí nhiều bình khí (>10 bình) và nhiều công nhân trong cùng 1 phân xưởng
  • Khi xảy ra hỏa hoạn, phải chuyển các bình axetylen đi trước. Cho phép lăn đẩy các bình trong phạm vi dưới 15-25m
  • Không dùng chổi kim loại để làm sạch van, khóa
  • Không hút thuốc khi làm việc
  • Cần có người thường xuyên kiểm tra và quan sát các công nhân thực hiện việc hàn cắt

Câu 15 định nghĩa quá trình cháy nổ, điều kiện xảy ra, nguyên nhân, biện pháp

Quá trình cháy nổ là

  • Là quá trình hóa, lý phức tạp ( phản ứng luôn kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát áng)
  • quá tình hóa học là phản ứng giữa các chất cháy và chất oxy hóa
  • quá trình vật lý là quá trình khuyết tán khí và quá trình truyền nhiệt từ vùng cháy ra ngoài

Đk có cháy chỉ xảy ra ở 3 yếu tố

  • chất cháy ( than, gỗ, tre, nứa, dầu , khí meetan hidro
  • oxi hóa trong không khí
  • nguồn nhiệt thích ứng ( ngọn lữa, thuốc lá hút dỡ, chập điện)
  • nhiệt độ bốc cháy là nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện và hk bị dập tắc
  • nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ tối thiểu tại đó hh khí tự bốc cháy hk cần tiếp xúc với ngọn lửa gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của nó

Nguyên Nhân

  • tự bốc cháy : gỗ thông 250 oc , giấy 184oc
  • nồi lữa phát sinh khí hơi hàn , hàn điện
  • do ma sát
  • do tính chất của hóa chất
  • do sét đánh , do chập điện
  • sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt , lò nung, ống dẫn khí cháy, bể cháy chứa nguyên liệu
  • nổ lý học là nổ do áp suất trong một thể tích tang cao mà vở bình chứa hk chịu nổi áp suất đó
  • nổ hóa học là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra ( thuốc sung, bom, đạn , mìn)

Biện pháp

  • tuân thủ và nắm vững các quy định phòng cháy chữa cháy
  • hạn chế khối lượng của chất cháy
  • ngan cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất õi hóa trang bị phương tiện phòng chống chữa cháy
  • loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại chổ sản xuất có liên quan đến chất dễ cháy nổ

câu 17 Các quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị nâng

 

Câu 18: tóm tắc những nguyên nhân chung gây nên mất an toàn khi sử dụng các máy công cụ như khoan, tiện, bào, phay và các điều kiện kỹ thuật an toàn